Cộng đồng
2019-08-30 14:29:01

TDS - Liên quan đến vụ cháy kéo dài nhiều tiếng đồng hồ xảy ra tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông ở TP Hà Nội, TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, Hoa Kỳ đã có bài chia sẻ trên trang Facebook cá nhân ngày 30-8 về tác hại của thuỷ ngân đến sức khoẻ con người, và cho rằng cần nghiêm túc nhìn nhận sự việc này đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống và cơ thể người dân ở khu vực xảy ra cháy, phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Cũng liên quan đến vụ cháy tại công ty này, sáng nay (30-8), một lãnh đạo UBND huyện Thanh Xuân cho biết Chủ tịch UBND phường Hạ Đình đã có quyết định thu hồi văn bản số 112 có nội dung khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm rau, trái cây, gia cầm, cá, heo được nuôi trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày.
“Lý do là văn bản này được ban hành không đúng thẩm quyền và nội dung chưa đủ cơ sở”, vị lãnh đạo nói.


Một số người dân vẫn buôn bán gần hiện trường vụ cháy - Ảnh: DANH TRỌNG, báo Tuổi Trẻ

Thủy ngân có trong bóng đèn huỳnh quang

Trong bài viết, TS. Nguyễn Hồng Vũ cho rằng: “Tại sao khói bụi của đám cháy này lại có thể dẫn đến nội dung thông báo nghiêm trọng đưa ra như trên? Sau khi tìm hiểu tôi thấy sợ và tôi nghĩ các bạn cần biết rõ những gì đang xảy ra!

Tuy không nói thẳng là khói bụi từ đám cháy nguy hiểm như thế nào nhưng thông tin đã cho chúng ta biết rằng “Các khu vực kho và xưởng bị cháy nằm tại phía Đông Nam khuôn viên Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, bao gồm: Kho compact, kho bóng đèn huỳnh quang, kho phích, kho đèn bàn, vật tư nghành xưởng và một số kho xưởng nhỏ khác”. Đến đây nếu bạn nào nhạy bén chút thì chắc đã nhận ra vấn đề đó là “kho bóng đèn huỳnh quang”. Đây là thứ làm vấn đề này trở nên rất nghiêm trọng.

Các bạn cần biết một số thông tin sau:

1. Cơ chế thắp sáng của đèn huỳnh quang là cần THỦY NGÂN (Hg). Lượng thủy ngân có trong bóng đèn dao động từ 3 đến 46 mg (mili gram). Bóng đèn dài 1.2m, trắng thường sử dụng có khoảng 5 mg thủy ngân trong đó.

2. Thủy ngân là kim loại nặng, trạng thái lỏng ở nhiệt độ bình thường và dễ bay hơi. Trong vụ này với nhiệt độ cao của đám cháy, kim loại thủy ngân trữ trong nhà máy để sản xuất bóng đèn và lượng kim loại thủy ngân có trong bóng đèn hoàn chỉnh bể ra đã rất dễ dàng bốc hơi vào không khí.

3. Kim loại thủy ngân ở dạng hơi trong không khí (Elemental mercury vapor) rất dễ dàng được hấp thụ (tỷ lệ hấp thu xấp xỉ 80%) vào phổi, và nhanh chóng khuếch tán vào máu và phân phối vào tất cả các cơ quan của cơ thể. Ở dạng nguyên tố kim loại thủy ngân không tích điện, có khả năng khuếch tán cao và tan trong lipid, vượt qua hàng rào máu não và hàng rào máu nhau thai, cũng như hai lớp lipid của màng tế bào và các cơ quan nội bào! Hai cơ quan chính trong cơ thể tích tụ thủy ngân sau khi bị hấp thụ là não và thận. Sự bài tiết của thủy ngân ra khỏi cơ thể khá chậm, cần khoảng 30-60 ngày để bài tiết phân nữa (half-life) lượng thủy ngân trong các cơ quan trong cơ thể ngoại trừ não! Theo một số nghiên cứu não cần khoảng 20 năm!

Thủy ngân ở dạng hơi trong không khí dễ dàng được hấp thụ đến 80% vào phổi và nhanh chóng khuếch tán vào máu. Hình: Facebook TS. Nguyễn Hồng Vũ

4. Thủy ngân là một kim loại nặng “cực độc”. Do thủy ngân có ái lực cao với nguyên tố Selen (Se) và các nhóm sulfhydryl có trong nhiều enzyme và protein mô dẫn đến gây ra ảnh hưởng trực tiếp rối loạn các chức năng của chúng và làm hư hỏng tế bào. Các hư hỏng này có thể rất nghiêm trọng và cuối cùng làm tê liệt các hệ thống cơ quan như phổi, thận hoặc hệ thần kinh. Nhiễm độc nặng có thể dẫn đến tử vong.

5. Triệu chứng nhiễm độc cấp tính với hơi thủy ngân khi hít phải là: run rẩy, khó thở, tức ngực, không cảm giác được mùi, mất trí nhớ, khó ngủ, đau đầu, cảm giác yếu mệt, suy nhược cơ bắp, co giật cơ bắp, giảm chức năng nhận thức,…

Các kỹ sư môi trường lắp máy đo chất lượng không khí - Ảnh: DANH TRỌNG, báo Tuổi Trẻ


3/ Cô lập khu vực nhà máy có chứa thủy ngân ngay, tránh các tác nhân có thể làm lây lan.
4/ Cần sự hỗ trợ của các chuyên gia để thực hiện thu dọn và xử lý ô nhiễm thủy ngân.
Số liệu cần tham khảo về nồng độ thủy ngân cho phép của tổ chức y tế thế giới (WHO):
Lượng thủy ngân cho phép trong không khí là 2–10 nanô gram/mét khối.
Lượng thủy ngân cho phép trong nước ngầm và nước bề mặt là 0.5 micrô gram/lít

 

Mong các các nhà lãnh đạo, chức trách và mọi người hãy mau hành động để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, người dân và con em”.
UPND phường thu hồi văn bản do vượt thẩm quyền


Trước đó, vào ngày 29-8-2019, UBND phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm rau, trái cây, gia cầm, cá, heo được nuôi trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày.
Ngoài ra, cần tiêu hủy các loại rau, trái cây tự trồng trong vòng bán kính 500 mét, không sử dụng nước tại các bể chứa nước hở trong bán kính 1km kể từ tâm đám cháy; thay rửa tất cả vật dụng chứa nước, sinh hoạt có bám bụi bằng xà phòng 2 - 3 lần và nhiều lần bằng nước sạch.


UBND phường Hạ Đình cũng khuyến nghị người dân thay toàn bộ quần áo có nhiễm khói bụi do cháy - bằng cách giặt nước sạch nhiều lần, sau đó ngâm xà phòng nóng từ 70-80 độ trong vòng 30 phút, ngâm tiếp 20 phút với nước tẩy quần áo, rồi xả sạch bằng nước sạch nhiều lần. Vệ sinh toàn bộ ngoại cảnh, bao gồm bể nước, cây cối ban công, tường cửa bằng nước xà phòng đặc 2 - 3 lần, sau đó rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.


“Nếu có trồng tiếp tục nên thay đổi đất, dung dịch thủy canh mới, để đảm bảo không bị ô nhiễm với các loại cây cảnh cũng tiến hành phun rửa nhiều lần bằng nước sạch để trôi bụi do cháy. Cần sơ tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời gian sơ tán từ 1 - 10 ngày. Nếu có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực, sốt bất thường thì phải đưa đi khám tại các bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời”, thông báo của UBND phường mô tả.


L.K (tổng hợp)

Tags: bóng đèn huỳnh quang, cháy nổ, ung thư, nhiễm độc, Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, nhiễm độc thủy ngân, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước ngầm ,